Tuesday, March 27, 2012

Bộ GTVT "đẻ phí"... vỡ kế hoạch


(Tin tuc) - “Phí hạn chế xe cá nhân cụm từ phí này chưa quy định trong Pháp Lệnh phí, nay Bộ giao thông tự đẻ ra thì giống như “sinh đẻ không có kế hoạch vậy”, vi phạm luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật”, luật sư Nguyễn Đăng Quang, Trưởng văn phòng Luật sư Đăng Quang (Hà Nội) trao đổi với PV.












- Bộ Giao thông vừa đề xuất thu phí lưu hành phương tiện với ô tô, xe máy và phí lưu thông vào nội đô tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng và Hải Phòng... Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Quan điểm của tôi là không khả thi. Liệu việc thu đó có bảo đảm không rơi vào túi cá nhân những người thu tiền giống như những người đang thu phí đỗ xe? Nếu thu được thì tiền đó dùng vào việc gì? Có mở rộng được các tuyến phố không? Không có lẽ vì vấn đề nộp phí người ta lại phải để xe ở nhà, mà bán xe đi thì không ai mua.

- Sau một thời gian đưa ra đề xuất trên, có thể do bị dư luận phản ứng, gần đây, Bộ Giao thông đã đề nghị Chính phủ thay đổi tên gọi phí lưu hành phương tiện thành phí hạn chế xe cá nhân, ông nói sao về điều này?

Tôi thấy thật tức cười bởi “phí lưu hành phương tiện” đã giao cho bộ phận kiểm định rồi, họ kiểm tra xe có đủ điều kiện an toàn thì mới được nộp phí kiểm định để được dán tem lưu hành, giờ họ lại nghĩ ra tiền phí mới là: “phí hạn chế xe cá nhân”, cụm từ phí này chưa quy định trong Pháp Lệnh phí.

Việc Bộ Giao thông tự "đẻ" ra nó thì giống như “sinh đẻ không có kế hoạch vậy”, vi phạm luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vì Điều 8 Chương II Pháp lệnh Phí và lệ phí quy định thẩm quyền quy định về phí và lệ phí: “Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Danh mục phí và lệ phí kèm theo pháp lệnh”. Thứ nữa là nó có thể vi phạm đến quyền có tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ.

- Mới đây Bộ Giao thông vẫn lên tiếng khẳng định việc thu phí Bảo trì đường bộ và phí hạn chế xe cá nhân không có chuyện phí chồng phí. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ giao thông đang muốn lạm thu tiền của người dân khiến phí chồng phí, tôi cho ý kiến đó là quá đúng. Cụ thể là đã thống kê được trên một chục loại phí đều nhằm mục đích duy tu đường bộ, nhằm giảm ùn tắc giao thông!
Bộ GTVT "đẻ phí"... vỡ kế hoạch, Tin tức trong ngày, thu phi o to xe may, phi bao tri duong bo, giao thong, un tac giao thong, giam un tac giao thong, thu phi han che phuong tien ca nhan, nguoi tham gia giao thong, chu so huu xe, VAMA, bo GTVT, Dinh La Thang, tin tuc
Bộ Giao thông đang đề xuất chính phủ cho phép thu phí hạn chế xe cá nhân để hạn chế tắc đường trong 5 đô thị lớn
- Theo luật sự, liệu mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân để hạn chế xe cá nhân lưu thông ngoài đường có thực hiện được khi mà người dân đã đóng tiền, và họ hoàn toàn vẫn có thể lưu thông xe ra đường?

Họ hoàn toàn có quyền ra đường bởi nhu cầu cần phải đi, việc có quá nhiều loại phí là chính sách tận thu chứ không giải quyết được vấn đề ùn tắc trong thành phố như tôi đã nêu ở trên, thu rồi Bộ Giao thông có mở rộng được các tuyến phố trong nội đô?!

Ùn tắc giao thông là do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là ý thức người tham gia giao thông, cộng với nguyên nhân khác như phát triển hạ tầng giao thông chậm, các phương tiện phục vụ giao thông công cộng còn thiếu và kém cả về chất, lượng lẫn thái độ phục vụ kém văn minh. Đồng thời có cả những quyết sách sai lầm như cho nhập ôtô, xe máy giá rẻ một cách ồ ạt và cả việc mở rộng Hà Nội làm xáo trộn nhân sự các cơ quan bộ và địa phương cũng làm tăng thêm lượng người tham gia giao thông….

Việc thu thêm các loại phí không làm giảm ùn tắc giao thông, việc làm giảm thiểu ùn tắc giao thông  Bộ, ngành không làm được thì đừng đổ lên đầu dân, làm góp phần tăng thêm giá cả thị trường dẫn đến lạm phát cao.

Hơn nữa việc thu phí theo đầu xe liệu có công bằng? Có người một tháng xe không lăn bánh 1 lần thì sao? Có chiếc ô tô chỉ giá trị 50 triệu đồng, 100 triệu đồng mà mỗi năm phải nộp đến 60 - 70 triệu đồng thì liệu có chịu nổi? Liệu các thành phố lớn có trở lại thời kỳ thành phố toàn xe đạp như những thập kỷ 60-70? Chỉ còn xe của các quan chức đi xe công không phải nộp phí.

- Trước việc Bộ Giao thông đề xuất thu hết loại phí này đến loại phí khác, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có pháp lệnh về việc thu phí. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Đã có Pháp lệnh phí rồi, tôi nghĩ tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước và công dân đều phải chấp hành theo pháp lệnh. Nếu muốn thêm hoặc sửa đổi Pháp lệnh phí thì phải được Quốc Hội thông qua rồi mới giao cho Bộ Tài Chính tính toán mức phí phù hợp, tránh làm tăng khó khăn thêm cho người dân vốn đã rất khó khăn.
- Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

0 comments:

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes