Sunday, March 18, 2012

Nhật dọa bắn tên lửa của Triều Tiên

(Tin tuc) - Bất chấp những can ngăn, thậm chí đe dọa của các nước, CHDCND Triều Tiên ngày 18/3 tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục vụ phóng vệ tinh bị tố cáo là một vụ thử tên lửa ngụy trang.






Hãng tin nhà nước KCNA bác bỏ mọi sự chỉ trích của quốc tế về kế hoạch phóng tên lửa. “Việc phát triển và sử dụng không gian một cách hòa bình là quyền hợp pháp của một quốc gia độc lập... Các nước đã sai lầm khi nghĩ rằng Bình Nhưỡng sẽ hủy bỏ chương trình” - KCNA khẳng định.
Mời quan sát viên quốc tế
Theo KCNA, để chứng minh vụ phóng vệ tinh hoàn toàn nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, Ủy ban Công nghệ vũ trụ Triều Tiên tuyên bố sẽ mời “các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, khoa học không gian và phóng viên đến thăm trạm phóng Sohae, trung tâm tổng chỉ huy và kiểm soát vệ tinh để quan sát”. Bình Nhưỡng cũng cho biết đã thông báo đến các cơ quan quốc tế có liên quan như Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế, Tổ chức Hàng hải quốc tế, Liên đoàn Viễn thông quốc tế.
Nhật dọa bắn tên lửa của Triều Tiên, Tin tức trong ngày, ban ten lua, ten lua, thu ten lua, chien tranh, vu khi, vu khi hien dai, vu khi hat nhan, chay dua vu trang, trieu tien, binh nhuong, nhat ban, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Tên lửa đánh chặn PAC-3 của Nhật từng được triển khai trong đợt thử tên lửa trước của Bình Nhưỡng vào năm 2009 - Ảnh: MOD.go.jp
“Chắc chắn đợt phóng vệ tinh sắp tới sẽ thành công bởi được sản xuất phần lớn ở nội địa - Tân Hoa xã dẫn lời một nhà phân tích thuộc Đại học Bình Nhưỡng nói - Các vụ phóng tên lửa thành công trước đó đã cung cấp nền tảng kỹ thuật cho đợt phóng sắp tới”. Dù vậy nhiều nước như Nga, Mỹ, Hàn Quốc khẳng định vụ thử tên lửa năm 2009 của CHDCND Triều Tiên đã thất bại.
CHDCND Triều Tiên gọi những chỉ trích trên là sự khiêu khích “nham hiểm” của “các thế lực thù địch”. Bình Nhưỡng cáo buộc phương Tây và các đồng minh áp dụng tiêu chuẩn kép trong việc phóng vệ tinh, khi sử dụng vệ tinh của mình để theo dõi các nước khác nhưng lại lấy vụ phóng vệ tinh này để gây sức ép “chính trị, quân sự và kinh tế”. Bình Nhưỡng khẳng định sẽ chọn một lộ trình an toàn để không ảnh hưởng đến các nước láng giềng.
Hôm qua, tờ Sankei dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Naoki Tanaka khẳng định sẽ bắn hạ tên lửa của CHDCND Triều Tiên nếu cần thiết. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết sẽ phối hợp với các lực lượng Mỹ phân tích và theo dõi chặt chẽ vụ phóng. “Tôi đã yêu cầu các nhân viên của bộ tiến hành thu thập thông tin và giám sát” - ông Tanaka phát biểu trước Hội đồng An ninh hạ viện.
Mối đe dọa với Nhật
Truyền thông Nhật nhận định vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là mối đe dọa đối với Nhật, và đưa tin Tokyo có thể triển khai tên lửa đánh chặn PAC-3. “Không thể biết được liệu vệ tinh đó có bay về phía Hoàng Hải hay không. Ngoài ra, một số đảo của Nhật nằm trong khu vực này” - tờ Yomiuri Shimbun dẫn lời một quan chức quốc phòng nói. Luật các lực lượng tự vệ Nhật Bản cho phép bắn hạ vệ tinh của Bình Nhưỡng nếu nó bay về phía lãnh thổ của Tokyo.
Tuyên bố phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng đưa ra chỉ vài tuần sau khi CHDCND Triều Tiên đạt được thỏa thuận ngừng chương trình hạt nhân để đổi lấy lương thực với Mỹ. Báo Korea Herald dẫn lời chuyên gia Baek Seung Joo thuộc Viện Phân tích quốc phòng Hàn Quốc cho biết tên lửa Unha-3, hay còn gọi là Taepodong-3, về lý thuyết có thể chạm đến lãnh thổ Mỹ.
Nga và đồng minh thân cận nhất với CHDCND Triều Tiên trong khu vực là Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại trước kế hoạch của Bình Nhưỡng. Tân Hoa xã ngày 17/3 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân cho biết rất “lo lắng” khi thảo luận với đại sứ của Bình Nhưỡng Ji Jae Ryong. Đây là một trong những lần hiếm hoi Bắc Kinh công khai gây sức ép lên Bình Nhưỡng. Bộ Ngoại giao Nga cũng nhận định kế hoạch phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên gây ra “lo ngại nghiêm trọng”, cản trở vòng đàm phán hạt nhân sáu bên.
Gây mích lòng Trung Quốc
CHDCND Triều Tiên trước đó tuyên bố sẽ đưa vệ tinh tự tạo Kwangmyongsong-3 vào không gian giữa tháng 4/2012 nhân dịp sinh nhật thứ 100 của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành. Nhiều nước khu vực phản đối việc Bình Nhưỡng sử dụng tên lửa đẩy Unha-3. Liên Hiệp Quốc đã cấm Bình Nhưỡng thử tên lửa vì bất cứ mục đích nào kể từ năm 2009.
Giới quan sát nhận định vụ phóng tên lửa nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng có thể gây mích lòng đồng minh duy nhất trong khu vực là Trung Quốc và buộc Nhật hành động mạnh tay.

0 comments:

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best WordPress Themes